La Tramontane - Ferienhaus direkt am Meer
Trĩ là bệnh lý thuộc nhóm hậu môn trực tràng có mức độ nguy hiểm đứng đầu, là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Do tính đặc thù từ công việc đứng hay ngồi quá lâu nên dẫn đến bệnh trĩ ở dân văn phòng hoặc tài xế lái xe, tỷ lệ này ngày càng tăng cao. Để phòng tránh bệnh trĩ chúng ta nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và thói quen sinh hoạt hợp lý hằng ngày. Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ( dân gian gọi là lòi dom) hình thành do sự căng giãn quá mức ở tĩnh mạch vùng hậu môn khiến máu lưu thông kém, ứ đọng và phình ra tạo thành các búi trĩ.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, lứa tuổi, gây nhiều đau đớn bất tiện trong việc đi đại tiện ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và đời sống của người bệnh.
Bệnh thường phân làm 3 loại trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp và được chia thành 4 cấp độ.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do chế độ ăn uống không phù hợp, thói quen sinh hoạt và làm việc không tốt như uống ít nước, ăn ít chất xơ, lười vận động, hay đứng hoặc ngồi lâu, đại tiện khó và đại tiện thường rặn dẫn đến.
Người mắc phải bệnh trĩ thường có những triệu chứng như đại tiện ra máu, đau rát hậu môn, sa búi trĩ, hậu môn tiết dịch,...
Phòng tránh bệnh trĩ cho người đi làm như thế nào?
Bệnh trĩ không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người mắc phải, mà còn gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Có nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ung thư hậu môn đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Các chuyên khoa tại phòng khám đa khoa Âu Á cho biết, để phòng tránh bệnh trĩ ở người đi làm, có thể áp dụng những biện pháp như sau.
Thay đổi tư thế
Ít vận động, lười vận động là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở người đi làm nhất là dân văn phòng hoặc tài xế lái xe là đối tượng hàng đầu của bệnh. Sau 1-2 tiếng làm việc chúng ta nên đứng lên di đi lại từ 3-5 phút để giúp máu huyết lưu thông, giúp giảm bớt áp lực lên tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng.
Không nên sử dụng gối, đệm đặt ở dưới mông sẽ khiến cho tĩnh mạch bị chèn ép hơn. Trường hợp làm việc trong tư thế ngồi xổm nên đứng dậy thay đổi tư thế cách 30p/ lần.
Uống nhiều nước
Cơ thể của chúng ta 70% là nước, không chỉ giúp thanh lọc cơ thể mà còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Mỗi ngày nên uống đủ 2-3 lít nước để giúp làm mềm phân phòng tránh táo bón, nếu nước tiểu trong và vàng nhẹ là biểu hiện cho biết cơ thể đã uống đủ nước.
Tuyệt đối không nên uống nhiều nước đá sẽ làm cho lưu thông máu kém, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và tăng khả năng bệnh trĩ.
Chế độ dinh dưỡng
Nên ăn nhiều loại thực phẩm nhuận tràng rau xanh, trái cây, các thực phẩm giàu chất xơ cho đường tiêu hóa, uống nhiều nước để giúp đi đại tiện dễ dàng hơn, tránh trường hợp bị táo bón.
Hạn chế những loại thực phẩm cay nóng như: ớt, gừng, tiêu hoặc các loại đồ uống chứa chất kích thích như: rượu, bia, coffe,..
Thay đổi thói quen đại tiện
Tập thói quen đi cầu hàng ngày vào một giờ cố định bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng vào mỗi giờ đó. Nếu bỏ lỡ cảm giác mắc đi cầu, niêm mạc trực tràng dần hấp thu nước trong phân bị ứ đọng, phân sẽ trở nên khô, cứng và khó hơn đi cầu hơn.
Không rặn mạnh khi đi cầu vì khi cố gắng rặn sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.
Tránh làm việc quá sức
Không nên thức quá khuya để giải quyết công việc, mà thay vào đó bạn cần ngủ đủ giấc. Nên xây dựng một chế độ nghỉ ngơi – làm việc khoa học, hợp lý.
Tránh rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu, stress kéo dài thay vào đó bạn nên biết cách cân bằng cảm xúc, giữ tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan, thoải mái.
Tập luyện thể thao
Để phòng ngừa bệnh trĩ bạn nên tăng cường rèn luyện cơ thể. Duy trì thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày để giúp nhu động ruột lưu thông máu.
Tuyệt đối không nên tập các bài tập quá nặng, quá sức của mình điều này sẽ làm gia tăng áp lực lên ổ bụng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Những thông tin trên là những chia sẻ của các chuyên gia phòng khám đa khoa Âu Á về vấn đề “Phòng Tránh Bệnh Trĩ Cho Người Đi Làm” Sẽ giúp cho mọi người có thêm kiến thức bổ ích để phòng tránh và bảo vệ sức khỏe của mình. Mọi thắc mắc xin vui lòng gọi vào số 028.3817.2886 hoặc nhấn vào đây để được tư vấn miễn phí.
Seitenaufrufe: 2
Tags:
Willkommen bei
Korsika
© 2024 Erstellt von Jochen und Susanne Janus. Powered by
Sie müssen Mitglied von Korsika sein, um Kommentare hinzuzufügen!
Mitglied werden Korsika